Tư vấn cặn kẽ: Nguyên nhân đau bụng dưới từng cơn là gì?
Đau bụng dưới từng cơn là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân đau bụng dưới từng cơn là gì? Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng, ngắn hạn hoặc kéo dài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề, cần nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân gây ra và tìm ra các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết đau bụng dưới từng cơn
Chị em có thể nhận biết đau bụng dưới từng cơn thông qua những dấu hiệu sau:
⇒ Cơn đau lặp đi lặp lại: Một trong những dấu hiệu nhận biết đau bụng dưới từng cơn là những cơn đau thường xuất hiện lặp đi lặp lại. Đau kéo dài vài phút đến vài giờ, sau đó tạm dừng rồi quay trở lại. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc thỉnh thoảng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
⇒ Đau tập trung ở vùng dưới rốn: Đau bụng dưới thường xảy ra tại vùng dưới rốn, nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như bàng quang, tử cung, ruột thừa và các phần của ruột non và đại tràng. Cơn đau có thể cảm nhận rõ rệt tại một điểm cụ thể hoặc lan tỏa khắp vùng bụng dưới.
⇒ Kèm theo triệu chứng khác: Ngoài cơn đau, chị em thường gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc sốt nhẹ.
⇒ Đau tăng lên khi di chuyển hoặc cử động: Đau bụng dưới thường trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân di chuyển, cử động mạnh hoặc thực hiện các hoạt động gắng sức. Một số người cũng cảm thấy cơn đau nặng hơn khi thay đổi tư thế như đứng lên, ngồi xuống hoặc khi ho, cười.
Vậy nguyên nhân đau bụng dưới từng cơn là gì?
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng từng cơn ở phụ nữ:
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng dưới bên phải từng cơn. Bệnh thường bắt đầu với cơn đau nhẹ, sau đó cơn đau trở nên dữ dội hơn và kéo dài. Viêm ruột thừa cần được điều trị kịp thời, vì nếu để lâu có thể dẫn đến vỡ ruột thừa, gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới, thường kéo dài từng cơn khi sỏi di chuyển trong đường tiểu. Cơn đau lan ra sau lưng hoặc xuống đùi, kèm theo cảm giác buồn nôn và tiểu khó. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi thận dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là viêm bàng quang gây ra đau bụng dưới từng cơn, thường kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt và cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Nhiễm trùng nếu không được điều trị sẽ lan lên thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thai ngoài tử cung
Ở phụ nữ, thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây đau bụng dưới từng cơn. Khi trứng thụ tinh không bám vào tử cung mà bám vào ống dẫn trứng hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, kèm theo chảy máu âm đạo. Thai ngoài tử cung cần được can thiệp y tế ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm vùng chậu ở nữ giới
Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh dục ở nữ giới như tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Bệnh gây ra đau bụng dưới từng cơn, kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi và khí hư bất thường. Viêm vùng chậu không được điều trị kịp thời dẫn đến vô sinh hoặc các biến chứng khác liên quan đến sinh sản.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đường ruột, gây ra các cơn đau bụng dưới từng cơn kèm theo chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này thường liên quan đến căng thẳng, lo âu hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là các khối u hình thành trong buồng trứng gây đau bụng dưới từng cơn khi khối u lớn dần hoặc bị vỡ. Ngoài đau bụng, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng khác như kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục và cảm giác nặng nề ở vùng chậu.
Đau bụng dưới từng cơn gây nguy hiểm không?
Không chỉ thắc mắc nguyên nhân đau bụng dưới từng cơn là gì, chị em còn lo lắng tình trạng có gây nguy hiểm không? Nếu không được điều trị hiệu quả, đau bụng dưới từng cơn sẽ dẫn đến những nguy cơ tìm ẩn sau:
Nhiễm trùng nghiêm trọng
Đau bụng dưới do viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp viêm ruột thừa, nếu ruột thừa bị vỡ, vi khuẩn sẽ lan ra khắp ổ bụng, gây nhiễm trùng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tổn thương thận
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng. Tình trạng này nếu kéo dài dẫn đến suy thận, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Giảm chất lượng cuộc sống
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đau bụng dưới đều nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài mà không được điều trị, cơn đau sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh khó có thể tập trung vào công việc, học tập hoặc các hoạt động thường ngày, dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Suy giảm chức năng sinh sản
Ở phụ nữ, đau bụng dưới từng cơn có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm vùng chậu, u nang buồng trứng hoặc thai ngoài tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, những bệnh lý này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới từng cơn
Khi nhận thấy dấu hiệu của đau bụng dưới, chị em cần thực hiện những điều sau để khắc phục hiệu quả tình trạng này:
⇒ Đi khám để xác định nguyên nhân: Việc đầu tiên khi gặp tình trạng đau bụng dưới là bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác.
Phòng khám Đa khoa Tâm Việt là một địa chỉ phụ khoa được nhiều người tin tưởng ở Số 22-24 Đường 8, Phường Tân Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Sau khi thăm khám, chuyên gia sẽ dựa trên nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
⇒ Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày và ruột, uống đủ nước và tăng cường hoạt động thể chất sẽ giúp giảm triệu chứng hiệu quả.
⇒ Sử dụng thuốc theo chỉ định: Đối với các trường hợp đau bụng dưới do viêm nhiễm hoặc rối loạn tiêu hóa, chuyên gia kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.
Theo dõi triệu chứng và tái khám định kỳ: Ngay cả khi triệu chứng đau bụng dưới đã giảm, người bệnh vẫn nên tiếp tục theo dõi cơ thể và tái khám định kỳ để đảm bảo bệnh không tái phát.
Nếu xác định nguyên nhân đau bụng dưới từng cơn là gì sẽ giúp chị em lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị, bạn hãy bấm vào khung chat phía dưới hoặc gọi đến số 02377300115 sẽ có chuyên gia tư vấn tận tình.